Giá trị thương hiệu Viettel đứng đầu bảng ở Đông Nam Á, thứ 9 châu Á và thứ 28 trên thế giới, theo báo cáo mới nhất của tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới.
Trong danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 (Telecoms 150) do tổ chức này công bố, thứ hạng của Viettel tăng 9 bậc so với năm 2019. Giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD.
Đơn vị tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đánh giá Viettel là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (34%), đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia châu Á có nhà mạng nằm trong Top 30. Viettel cũng xếp trên nhiều nhà viễn thông lớn trong danh sách này như SK Telecoms (Hàn Quốc), Airtel (Ấn Độ), AIS (Thái Lan), Singtel (Singapore) hay MTN .
Về chỉ số sức mạnh thương hiệu, Viettel sở hữu mức tăng mạnh nhất ở 16,3%, vượt qua Korean Telecoms của Hàn Quốc. Chỉ số này xác định dựa trên: danh tiếng thương hiệu, sự hài lòng của nhân viên đối với thương hiệu và mức đầu tư của thương hiệu vào hoạt động marketing.
Đại diện tổ chức định giá thương hiệu đánh giá cao những đóng góp của Viettel trong tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị 5G.
"Với chiến lược kinh doanh hiệu quả và chú trọng đầu tư vào công nghệ, Viettel tiếp tục khẳng định vị trí trên bản đồ viễn thông thế giới. Để có sự tăng trưởng ấn tượng này, Viettel đã có nỗ lực chuyển đổi số toàn tập đoàn từ cuối năm 2018, mang đến sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh", đại diện Viettel chia sẻ.
Báo cáo của tổ chức thực hiện ở 10 lĩnh vực tại 29 quốc gia, với quy mô mẫu trên 50.000 người lớn trên 18 tuổi. Ngoài Viettel, hai nhà mạng Việt Nam khác là VNPT và Mobifone cũng lọt danh sách này với vị trí lần lượt ở 55 và 100.
Ba hãng viễn thông xếp đầu danh sách này là Verizon (Mỹ), AT&T (Mỹ) và China Mobile (Trung Quốc). Báo cáo chỉ ra rằng tổng giá trị thương hiệu của nhóm các thương hiệu viễn thông lớn nhất toàn cầu giảm 11%, đạt 692 tỷ USD so với 777 tỷ USD năm 2019. Cũng trong năm nay, toàn bộ các thương hiệu viễn thông châu Âu trong top 50 đều giảm giá trị thương hiệu, trung bình là 13%. Nguyên nhân do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành. Các hãng chấp nhận giảm lợi nhuận biên để đưa ra mức giá dịch vụ ngày càng cạnh tranh.
Hiện nay việc định giá thương hiệu, cũng như định giá doanh nghiệp là một trong những hoạt động quản trị doanh nghiệp không thể thiếu. Nó không chỉ một phần phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo nên lợi thế kinh doanh trong việc thu hút đầu tư, hợp tác từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như tạo lòng tin trong khách hàng. BTCVALUE vẫn luôn là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này tại Việt Nam, chúng tôi đã tham gia định giá thương hiệu cho nhiều thương hiệu hàng đầu như: Kangaroo, NEM, AFG Việt Nam... và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong việc định giá thương hiệu, định giá doanh nghiệp.
Nguồn: tổng hợp